Chi phí boc rang su thẩm mỹ còn tùy thuộc vào nhiêu yếu tố khác nhau như số lượng răng mà bạn muốn làm, cũng như loại sứ mà bạn lựa chọn. Tại nha khoa, có rất nhiều loại sứ khác nhau để quý khách hàng có thể lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện tài chính của bạn.
Phục hình với răng sứ kim loại thường
Răng sứ có phần sườn bên trong bằng kim loại và phần sứ phủ bên ngoài. Răng sứ bằng kim loại thường có lớp bên trong bằng hợp kim Crom – Coban hoặc Crom -Niken. Hợp kim Coban – Crom ít gây dị ứng với một số người.
Ưu điểm
Chi phí tiết kiệm hơn nhưng có thể gây dị ứng với một số người. Loại răng sứ này có giá thành thấp nhất trong số các loại răng sứ hiện nay trên thị trường.
Nhược điểm
Tuy có giá cả phải chăng nhưng sau vài năm sử dụng, lớp kim loại bị oxi hóa khiến phần cổ răng có màu xám của kim loại, làm mất tính thẩm mỹ của răng. Thêm vào đó, đôi khi nó có thể bị sứt mẻ hoặc vỡ khi bạn cắn đồ vật cứng.
Phục hình với răng toàn sứ
Răng toàn sứ Cercon có màu sắc đẹp, tự nhiên, không bị đổi màu và không gây dị ứng. Răng toàn sứ có các thương hiệu phổ biến là Cercon, Zirconia, nên thường được các nha khoa giới thiệu với tên gọi răng sứ Cercon, răng sứ Zirconia.
Hiện nay, răng toàn sứ Cercon là một trong những thế hệ toàn sứ mới nhất và hiện đại nhất hiện nay trên thế giới.
Ưu điểm
– Răng toàn sứ có màu sắc đẹp tự nhiên, không gây dị ứng
– Loại răng sứ này có độ chính xác, thẩm mỹ cao. Sườn được làm bằng zirconia là vật liệu công nghệ cao đã được dùng trong tàu vũ trụ, làm khớp nhân tạo trong y học…, có độ bền và chịu lực rất tốt.
Nhược điểm
Do sử dụng công nghệ CAD/CAM nên phải đầu tư máy móc khá đắt tiền, các thỏi Zirconia đều phải nhập từ Mỹ hoặc Đức nên chi phí cho răng sứ toàn sứ khá cao (khoảng 4.500.000 đồng/chiếc). Tuy nhiên, nhờ những ưu điểm vượt trội so với các loại răng sứ truyền thống nên ngày càng có nhiều bệnh nhân chọn loại răng sứ này, nhất là đối với những răng phía trước đòi hỏi độ thẩm mỹ cao.
Xem thêm :
0 nhận xét:
Đăng nhận xét